Thuốc Ho Thảo Dược

trị ho cho mọi gia đình

  • Trang chủ
  • Bệnh của bé
  • Chăm sóc bé
  • Cẩm nang sức khỏe
  • Tư vấn hỏi đáp

Xử lý khi trẻ bị ho và sốt

Ho và sốt là tình trạng thường xuyên xảy ra ở trẻ em. Chính vì được coi là bệnh thường xuyên xảy ra mà nhiều cha mẹ đã tự “bắt bệnh” và tự chữa bệnh cho con. Nhưng sự chủ quan của cha mẹ có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng của trẻ nhỏ nếu xử lý sai cách.

tre-bi-ho-va-sot-1 (Copy)

1. Cách xử lý khi trẻ ho

Ho là một phản xạ tự nhiên để tống chất gây hại ra ngoài cơ thể. Khi lượng chất độc hại gia tăng đột biến sẽ khiến trẻ ho nhiều, ho quá mức làm tổn thương niêm mạc họng, khiến niêm mạc họng bị nhiễm trùng. Trẻ bị ho có nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là do sự thay đổi thất thường của thời tiết. Hệ miễn dịch còn yếu nên trẻ dễ bị nhiễm lạnh, sốc nhiệt dẫn đến ho. Một số tác nhân khác gây ho như: khói thuốc, khói bụi, khí độc; dị ứng nước hoa, phấn hoa, lông động vật; dị vật mắc ở họng. Mặt khác, ho còn là biểu hiện của nhiều loại bệnh về đường hô hấp như: viêm phổi, hen suyễn, trào ngược dạ dày, lao …

Những việc cha mẹ nên làm:  

Nghe tiếng ho và quan sát cơn ho của trẻ.

Nếu trẻ chỉ thỉnh thoảng mới ho, một ngày 2 – 3 lần, tiếng ho ngắn, thanh; trẻ vẫn ăn uống và chơi đùa bình thường thì không cần cho trẻ uống thuốc. Có thể cho trẻ uống mật ong – biện pháp trị ho rất tốt, cho trẻ uống nước cam, ăn nhiều hoa quả, rau xanh… Khoảng 2 hôm trẻ sẽ nhanh chóng khoẻ lại.

tre-bi-ho-va-sot (Copy)

Nếu cơn ho của trẻ bất thường, trẻ ho kèm theo một số triệu chứng mệt mỏi khác thì bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám chữa, bởi rất có thể trẻ bị mắc bệnh về đường hô hấp. Một số triệu chứng:

  • Ho kèm theo co thắt, khò khè, tím tái. Rất có thể do dị vật đường thửo gây nên, trường hợp này cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Ho kèm theo thở mệt, lồng ngực “kéo co” mạnh, tiết nhiều đờm nhầy, ho thường đến vào sáng sớm hoặc về đêm. Đây là biểu hiện của bệnh viêm tiểu phế quản hoặc hen suyễn.
  • Ho khàn giọng, tiếng ho to,ong ỏng, ho kèm theo khò khè là triệu chúng của viêm thanh quản cấp tính.
  • Nấu súp nóng cho trẻ ăn. Món súp gà nóng vừa giàu dinh dưỡng lại có khả năng kháng viêm rất tốt, giúp bé nhanh chóng hồi sức.

Những việc cha mẹ không nên làm:

Dùng ngay thuốc ức chế ho khi thấy trẻ ho. Ho không chỉ luôn có hại, bản chất của ho là bảo vệ cơ thể, vì vậy nếu trẻ ho nhưng không phải vì bệnh mà cha mẹ ngay lập tức dùng thuốc ức chế ho sẽ khiến trẻ càng thêm mệt mỏi, mất ngủ, phát bệnh nặng hơn.

Tự ý mua kháng sinh cho con uống. Cơ thể trẻ nhỏ rất nhạy cảm, nếu cho trẻ uống sai thuốc, sai liều lượng có thể gây thêm bệnh cho trẻ như tiêu chảy, kháng thuốc, dị ứng thuốc …

Cha mẹ nghiền nát thuốc viên cho con dễ uống. Đây là sai lầm rất nhiều người mắc phải. Một số loại thuốc viên khi nghiền nát sẽ bị đổi tính chất, đi vào cơ thể có thể gây tác dụng phụ mạnh, gây dị ứng, ngộ độc.

2. Trẻ bị sốt xử lý như nào?

Sốt là dấu hiệu hệ miễn dịch đang “đấu tranh” chống lại sự xâm nhập của virut. Sốt có thể do mọc răng, cảm cúm, nhiễm virut, nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm não … Nếu thân nhiệt trẻ tăng trên 380C nghĩa là hệ miễn dịch đã bị suy yếu, cần sự hỗ trợ gấp của cha mẹ và bác sĩ.

Những việc cha mẹ nên làm: 

  • Dùng khăn mát lau cơ thể trẻ để hạ nhiệt.
    tre-bi-ho-va-sot (Copy)
  • Cho trẻ uống nhiều nước: nước lọc, nước hoa quả … để bổ sung nước khi cơ thể sốt cao gây mất nước.
  • Mặc quần áo thoá  ng mát, thấm mồ hôi cho trẻ.
  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt: – Paracetamol: 15 mg/kg thể trọng/lần, có thể dùng 3-4 lần/ngày, bằng đường uống hay nhét hậu môn.
                                                         –   Ibuprofen: 7-10 mg/kg thể trọng /lần, mỗi ngày 3 liều.

Trẻ chỉ nóng sốt thì cha mẹ có thể điều trị cho con tại nhà bằng cách trên. Tuy nhiên nếu trẻ bị sốt đồng thời kèm theo một số triệu chứng sau thì phải đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất ngay lập tức:

  • Co giật, mệt lả người, không đi đứng được.
  • Trẻ sốt cao, nóng rét, ngủ mê man hay lừ đừ, lơ mơ.
  • Không ăn được, nôn mửa; đi tiêu ra máu, tiêu chảy nhiều khiến mất nước trầm trọng.
  • Trẻ sơ sinh bị vàng da, bỏ bú.
  • Nôn mửa, thóp phồng, đau nhức đầu … là dấu hiệu bệnh viêm màng não. Cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.

Những việc cha mẹ không nên làm:

  • Tắm cho trẻ bằng nước lạnh, có thể tắm bằng nước hơi ấm.
  • Không lau người cho trẻ bằng nước nóng, lau người bằng nước nóng khiến cơ thể bé càng nóng, bứt rứt, khó chịu.
  • Mặc nhiều quần áo, đắp chăn kín.
  • Đưa trẻ ra ngoài trời, đến nơi đông người.

Trẻ bị ho và sốt là những bệnh lý rất thường gặp, cách chữa trị khá đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên sự chủ quan của nhiều bậc phụ huynh có thể gây ra biến chứng khôn lường cho trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu thêm nhiều thông tin về các bệnh thường gặp ở trẻ để có cách xử lý chính xác, khoa học và an toàn nhất cho con.

Theo thuochothaoduoc.com t/h

member - 17/09/2020
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chữa bệnh ho , Trẻ bị ho

Bài viết liên quan

  • Làm gì khi trẻ dưới 4 tháng tuổi bị ho?
  • Thuốc ho siro nào cho trẻ nhỏ
  • Phòng và điều trị sổ mũi ở trẻ nhỏ
  • Trẻ bị ho uống thuốc gì thì tốt?
  • Cách chăm sóc trẻ khi ho

Bài viết nổi bật

Ho lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Ho lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Làm gì khi trẻ dưới 4 tháng tuổi bị ho?

Làm gì khi trẻ dưới 4 tháng tuổi bị ho?

Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm

Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm

Thuốc ho siro nào cho trẻ nhỏ

Thuốc ho siro nào cho trẻ nhỏ

Thông tin hữu ích cho bệnh nhân

  • Các mẹ phải làm gì khi trẻ bị ho?
  • Hỏi: Viêm phổi có lây không?
  • Trị đờm cho trẻ sơ sinh không dễ
  • Chữa viêm họng bằng mật ong – hiệu quả tuyệt vời
  • Nguyên nhân và cách điều trị ho khan
  • Trang chủ
  • Bệnh của bé
  • Chăm sóc bé
  • Cẩm nang sức khỏe
  • Tư vấn hỏi đáp

Bản quyền © 2019 · Thuốc ho thảo dược