Ho là một phản xạ tự nhiên giúp đẩy tác nhân gây bệnh từ bên trong ra ngoài cơ thể. Sự thở rất mạnh này sẽ làm sạch cuống họng, tống đờm, thông thoáng hệ hô hấp. Tuy nhiên, việc ho quá mức, đặc biệt ở trẻ em khiến bé rất mệt mỏi, bứt rứt, khó chịu.
Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất dễ mắc các căn bệnh về đường hô hấp bởi các cơ quan của bé chưa phát triển hoàn thiện, hệ miễn dịch kém. Việc sử dụng thuốc gì trị ho cho bé bạn cần cân nhắc kỹ. Để đảm bảo độ an toàn và sự lành tính, tốt nhất bạn nên chọn cho con các loại thuốc đặc chế từ thảo dược.
Thuốc ho thảo dược
Thuốc ho thảo dược Pectolvan Ivy là một loại thuốc ho được chiết xuất từ lá Thường Xuân. Loại thuốc này được sử dụng phổ biến tại Châu Âu. Trong Pectolvan Ivy có chứa glycoside – hoạt chất có tác dụng long đờm, dịu niêm mạc và giảm ho. Loại thảo dược này khá lành tính nên bạn có thể an tâm sử dụng cho bé và người thân trong gia đình với liều lượng tuỳ theo độ tuổi như sau:
- Dưới 6 tuổi: 2,5ml/lần x 3 lần/ngày.
- 6 -15 tuổi: 5ml/lần x 3 lần/ngày.
- Trên 15 tuổi 5 – 7.5ml/lần x 3 lần/ngày
Nếu sau 7 ngày sử dụng thuốc các triệu chứng ho vẫn không có sự cải thiện thì dừng ngay lại. Trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, mẹ cho con bú cũng có thể sử dụng được tuy nhiên cần có sự kê toa của bác sĩ.
Một số bài thuốc dân gian trị ho hiệu quả
Trị ho bằng mật ong
Mật ong là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, đồng thời uống mật ong có thể là mát niêm mạc họng, giảm đau, rát, giảm ho. Cho bé (trên 1 tuổi, dưới 1 tuổi có thể dị ứng) uống 1 thìa café vào mỗi sáng.
Nghệ tươi
Nghệ có tác dụng bổ máu, nhuận tràng, ấm bụng và trị ho. Cách chế thuốc từ củ nghệ tươi: Giã nghệ cho thêm nước lọc rồi đem hấp cùng 5g đường phèn. Cho bé uống ½ thìa cafe, 3lần/ngày.
Trà cam thảo
Trà cam thảo hoàn toàn lành tính, trẻ sơ sinh cũng có thể sử dụng được. Trà cam thảo thơm, vị ngọt nên bé dễ uống. Nó có khả năng kháng khuẩn, âm cơ thể và dịu họng.
Nước vo gạo và rau diếp cá
Đây là vị thuốc trị ho cực kỳ hiệu quả mà lại lại rất dễ tìm. Cách chế biến cũng rất đơn giản: Giã nhuyễn một nắm lá diếp cá, cho vào đun sôi cùng một bát nước vo gạo. Chắt lấy nước, cho bé uống 3lần/ngày sau khi ăn 1giờ. Đây là bài thuốc lành tính mà đa số người mẹ Việt thường sử dụng trị ho cho con.
Tinh dầu lá Bạc hà
Bạc Hà có chứa menthol – hoạt chất có khả năng thông mũi, mát họng, dịu niêm mạc giảm ho rõ rệt; đồng thời tinh dầu Bạc Hà còn kích thích tiêu hoá, tăng sức đề kháng và miễn dịch cho trẻ.
Sai lầm khi sử dụng thuốc trị ho cho bé.
- Lạm dụng thuốc. Nhiều cha mẹ đã lạm dụng một số loại thuốc ho có tác dụng phụ gây buồn ngủ cho con uống để thay thế thuốc ngủ, con đỡ quấy khóc; điều này rất nguy hiểm cho sức khoẻ của bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
- Tự ý mua thuốc kháng sinh cho con uống.
- Nghiền nát thuốc, bỏ đi vỏ bọc ngoài của thuốc. Mỗi loại thuốc có một công dụng và được đặc chế hình dạng để phát huy tối đa công hiệu và hạn chế thấp nhất tác dụng phụ mà thuốc gây ra. Nhiều bậc cha mẹ cho con uống thuốc viên thường mắc phải sai lầm này, điều đó có thể khiến thuốc phản tác dụng, gây biến chứng.
- Thấy hết triệu chứng ho, dừng ngay thuốc. Điều này có thể khiến cơ thể kháng thuốc, tái phát lại khi mầm bệnh chưa bị tiêu diệt triệt để.
- Sử dụng nhiều loại thuốc một lúc. Nhiều cha mẹ thường nôn nóng khi con chưa giảm ho nên thay đổi thuốc thường xuyên, thậm chí dùng nhiều loại cùng một lúc. Các thành phần của thuốc có thể kích ứng nhau, gây ngộ độc.
Trên đây là một số loại thuốc, bài thuốc trị ho hiệu quả bạn có thể tham khảo để trị ho cho con. Đồng thời bạn cần lưu ý những sai lầm mà các bậc cha mẹ thường mắc phải khi sử dụng thuốc trị cho con để khắc phục. Hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ bổ ích với bạn!