Thuốc Ho Thảo Dược

trị ho cho mọi gia đình

  • Trang chủ
  • Bệnh của bé
  • Chăm sóc bé
  • Cẩm nang sức khỏe
  • Tư vấn hỏi đáp

Tiếng ho của trẻ nói lên điều gì?

Tiếng ho của trẻ phần nào phản ánh chính xác bệnh mà trẻ đang mắc phải. Ho có nhiều nguyên nhân, mỗi nguyên nhân khiến tiếng ho bộc phát khác nhau về độ dài, âm thanh, các triệu chứng kèm theo ho… Dưới đây là một số đặc điểm về cơn ho của trẻ mà cho mẹ cần lưu tâm để nhận biết bệnh và điều trị cho trẻ.

tre-bi-ho (Copy)

Tiếng ho ông ổng và phát mạnh vào nửa đêm

Tiếng ho ông ổng nói một cách nôm na dễ hình dung là ho như “tiếng chó sủa”. Tiếng ho to, khàn, không có chất tiết. Cơn ho thường kéo dài rồi chuyển biến nặng về đêm, có khi ho suốt đêm khiến trẻ mất ngủ, cơ thể suy nhược nhanh. Đây là triệu chứng rất rõ nét của bệnh viêm tắc thanh quản.

Trẻ dưới 18 tháng tuổi là đối tượng dễ mắc viêm tắc thanh quản nhất, bé trai dễ bị nhiễm khuẩn và nặng hơn bé gái. Ngoài đặc trưng là tiếng ho ông ổng, viêm tắc thanh quản thường kèm theo những triệu chứng như: chảy nước mũi, ngạt mũi, khàn tiếng, đau họng,  khó thở, thở rít khi hít vào sâu đồng thời trẻ bị sốt nhẹ. Bệnh viêm tắc thanh quản thường không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nếu trẻ bị viêm tắc thanh quản mức độ nặng thì phải đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Bởi tắc thanh quản nặng có thể gây nghít thở ở trẻ. Mặt khác, nó có thể gây ra nhiều biến chứng như: nhiễm khuẩn tai, viêm phổi, viêm mũi…

Hiện nay vẫn chưa có vaccin phòng ngừa viêm tắc thanh quản do virut, uống kháng sinh không có tác dụng trong điều trị căn bệnh này. Việc cha mẹ cần làm là thay đổi chế độ ăn uống cho con, bổ sung nhiều khoáng chất, cho con ăn các thức ăn lỏng ấm, uống nhiều nước, sữa, ăn hoa quả… Bạn nên mở vời phun nước hoặc quạt phun sương để làm ẩm không khí giúp trẻ dễ thở.

Ho dai dẳng và thở khò khè

Tiếng ho của trẻ kéo dài dai dẳng, trẻ ho kèm theo những tiếng rit khẽ và hơi thở khò khè. Bệnh nhân thở rất khó khăn, cảm giác ngực như có ai đang đè lên, mệt mỏi, toát cả mồ hôi. Cơn khó thở giảm dần và kết thúc là một trận ho và khạc đờm. Đờm màu trong, đặc quánh. Những triệu chứng này cảnh báo rất có thể trẻ đang bị hen suyễn.

Hen suyễn thường  phát đột ngột về đêm hoặc sáng sớm, khi thời tiết trở lạnh. Trẻ sẽ tức ngực, khó thở, thở gấp, thở dồn dập, tiếng thở phát ra to kèm theo ho dữ dội. Trẻ nhỏ bị hen suyễn rất nguy hiểm, cha mẹ phải “canh chừng” cẩn thận. Khi trẻ lên cơn hen, nhanh chóng xịt thuốc cắt cơn hen cho trẻ, nếu sau 1 đến 2 lần xịt cơn hen vẫn chưa đỡ, cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

Ho ra máu

Ho ra máu nếu đơn giản chỉ là khi khạc đờm có lẫn vài tia máu nhỏ li ty thì không quá lo lắng nhưng nếu ho có đờm lẫn nhiều máu hoặc xuất huyết thì cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên nhân trực tiếp là do trẻ ho nhiều khiến cho các mạch máu bị giãn ra quá mức, làm vỡ các mạch máu ở khí quản phổi, mũi hoặc họng.

Ho ra máu là triệu chứng của một số bệnh như: viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản, lao … Nguy hiểm nhất là các trường hợp bị u ác tính, ung thư phổi. Nếu trẻ ho kéo dài, sụt cân nhanh cha mẹ hãy quan sát kỹ các hạch vùng cổ hay nách để nhận biết có phải trẻ đang mắc ung thư biểu mô ở phế quản hay không. Ho ra máu thường là triệu chứng của bệnh nặng nên tâm lý trẻ dễ sợ hãi, lo lắng. Cha mẹ phải bình tĩnh và trấn an con, đưa con đi khám ngay để điều trị kịp thời.

Trẻ ho có đờm và kèm theo thở gấp

Trẻ ho nhiều, khò khè, ho có đờm đồng thời kèm theo một số triệu chứng về sự thở: khó thở, thở nhanh, gấp, thở nông. Ngoài ra trẻ còn bị sốt cao trên 390C, phát nóng phát rét, sổ mũi, nghẹt mũi. Những biểu hiện trên cho thấy trẻ đang có nguy cơ mắc bệnh viêm tiểu phế quản.

Tiểu phế quản là đường hô hấp nhỏ phía dưới phổi, bị vi rut hợp bào hô hấp xâm nhập gây nhiễm trùng hình thành bệnh viêm tiểu phế quản. Nếu trẻ đơn thuần chỉ ho thì cha mẹ có thể tự chăm sóc con tại nhà bằng một số biện pháp đơn giản như: mở máy phun sương làm ẩm không khí cho trẻ dễ thở, cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng, uống nhiều nước …. Nhưng nếu ho kèm theo những triệu chứng khó thở, vùng ngực căng tức, nặng nề thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được giúp đỡ.

Trẻ ho và sốt nhưng không khó thở

Trẻ bị sốt, hắt hơi, sổ mũi; tiếng ho có đờm hoặc nước bọt. Ngoài ra không có dấu hiệu nào của sự khó thở, nghít thở. Trẻ đơn thuần chỉ bị ho và sốt nghĩa là trẻ đang bị cảm lạnh. Cảm lệnh là một bệnh lý rất phổ biến, nguyên nhân chính là do tác động của vi khuẩn lây nhiễm qua đường mũi, cổ họng và phổi. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất để chữa ho trong trường hợp này là làm thông thoáng đường thở bằng những biện pháp như: nhỏ mũi, hút mũi, rửa mũi, hì mũi, súc họng …

tre-bi-ho-1 (Copy)

Mỗi loại bệnh đều có những triệu chứng khác nhau, mỗi đặc điểm của tiếng ho cũng phản ánh được phần nào tình trạng sức khoẻ của trẻ. Cha mẹ hãy quan tâm và lắng nghe tiếng ho của con để sớm nhận biết bệnh.

Theo thuochothaoduoc.com t/h

member - 17/09/2020
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh đường hô hấp , Trẻ bị ho

Bài viết liên quan

  • Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm
  • Trẻ bị ho khi thời tiết thay đổi
  • Ho lâu ngày không khỏi phải làm sao?
  • Nhận biết sớm biểu hiện viêm phổi ở trẻ
  • Trẻ bị ho uống thuốc gì thì tốt?

Bài viết nổi bật

Ho lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Ho lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Làm gì khi trẻ dưới 4 tháng tuổi bị ho?

Làm gì khi trẻ dưới 4 tháng tuổi bị ho?

Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm

Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm

Thuốc ho siro nào cho trẻ nhỏ

Thuốc ho siro nào cho trẻ nhỏ

Thông tin hữu ích cho bệnh nhân

  • Các mẹ phải làm gì khi trẻ bị ho?
  • Hỏi: Viêm phổi có lây không?
  • Trị đờm cho trẻ sơ sinh không dễ
  • Chữa viêm họng bằng mật ong – hiệu quả tuyệt vời
  • Nguyên nhân và cách điều trị ho khan
  • Trang chủ
  • Bệnh của bé
  • Chăm sóc bé
  • Cẩm nang sức khỏe
  • Tư vấn hỏi đáp

Bản quyền © 2019 · Thuốc ho thảo dược