Thuốc Ho Thảo Dược

trị ho cho mọi gia đình

  • Trang chủ
  • Bệnh của bé
  • Chăm sóc bé
  • Cẩm nang sức khỏe
  • Tư vấn hỏi đáp

Những điều nên biết về viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm tại lớp niêm mạc các ống phế quản. Khi bị viêm nhiễm, niêm mạc phế quản bị phồng hay dày lên làm hẹp, tắc nghẽn các tiểu phế quản gây ho và kèm theo có đờm. Bệnh viêm phế quản gồm 2 loại viêm phế quản mãn tính và viêm phế quản cấp tính.

viem-phe-quan [copy]

Nguyên nhân gây viêm phế quản

Đối với mỗi loại viêm phế quản thì có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Viêm phế quản cấp tính là trường hợp nhiễm bệnh nhẹ hơn, bệnh thường phát triển từ tình trạng bị nhiễm trùng đường hô hấp do lạnh hay do một số loại virus khác. Hay nói một cách khác nguyên nhân chủ yếu gây viêm phế quản cấp tính là các loại virus tấn công vào lớp niêm mạc của phế quản.

Viêm phế quản mãn tính, tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, bệnh thường do nhiều yếu tố gây ra như:

  • Làm việc trong môi trường công nghiệp bụi bẩn, khói bụi, liên tục tiếp xúc với bụi, các chất hóa học,…
  • Hút nhiều thuốc lá trong thời gian dài sẽ kích thích phế quản tiết ra nhiều chất đờm. Theo thống kê đa số những người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính đều là những người nghiên thuốc lá.

nguyen-nhan-viem-hong-1 (Copy)

  • Những lần viêm phế quản cấp tính lặp lại tiên tục sẽ gây kích thích và làm suy yếu phế quản. Đây cũng chính là nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính

Tìm hiểu thêm: Viêm phế quản mãn tính và những điều cần biết

Viêm phế quản có triệu chứng

Một số biểu hiện thường xuyên của bệnh viêm phế quản:

  • Ho kéo dài, kèm theo có đờm màu trắng hoặc màu vàng.
  • Khó thở, thở khò khè, mệt mỏi
  • Sốt, có cảm giác ớn lạnh, kèm theo chảy nước mũi
  • Đau tức ngực và mỗi khi thở thường đau dưới xương ức.

Ngoài ra, khi bị viêm phế quản mãn tính ho thường kéo dài ít nhất là 3 tháng và liên tục trong vòng 2 năm. Hơi thở khò khè, đôi khi ngừng thở.

Yếu tố nguy cơ viêm phế quản

  • Hút thuốc lá: Những người hút thuốc lá và những người thường xuyên tiếp xúc với khỏi thuốc lá là những người có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản lớn nhất.
  • Sức đề kháng kém: Khi cơ thể bị nhiễm virus cảm lạnh hay một số bệnh cấp tính nào đó sẽ làm cho sự miễn dịch, sức đề kháng của cơ suy giảm. Đây chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản ở người bệnh.
  • Các chất kích thích: Thường xuyên tiếp xúc với môi trường hóa chất từ axit mạnh, amoniac, khí lưu huỳnh,… nguy cơ phát triển bệnh viêm phế quản là rất cao.
  • Trào ngược dạ dày: Axit dạ dày liên tục trào ngược vào thực quản gây ho nhiều, kéo dài dần hình thành ho mãn tính. Là điều kiện thuận lợi để phát triển thành viêm phế quản cấp và mãn tính.

Phòng bệnh viêm phế quản cấp và mãn tính

Viêm phế quản tuy không đáng lo ngại nhưng nếu để tình trạng lặp đi lặp lại nhiều lần liên tục sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, các bệnh rối loạn về phổi.  Chính vì vậy, thay vì lo lắng điều trị bệnh, tại sao chúng ta không phòng bệnh trước tiên, đúng như ông cha ta đã nói “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Những biện pháp sau vừa có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản, vừa giúp bảo vệ phổi nói chung:

  • Tuyệt đối không nên hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá vì khói thuốc là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản.
  • Rửa tay thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để hạn chế bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài, tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, ô nhiễm, độc hại hay khi tiếp xúc với người bệnh khác để đề phòng không bị lây nhiễm virus gây bệnh.

viem-phe-quan-2 [copy]

  • Hạn chế tiếp xúc với những người bị cảm cúm, cảm lạnh, virus gây viêm phế quản.
  • Tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm, giúp cơ thể đề phòng được bệnh cúm, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản.

Theo thuochothaoduoc.com tổng hợp

admin - 17/09/2020
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Viêm phế quản

Bài viết liên quan

  • Phòng và điều trị viêm phế quản ở trẻ nhỏ
  • Mẹo hay trị viêm phế quản cho cả nhà
  • Bé bị viêm phế quản phải làm sao?
  • Mật ong trị viêm phế quản mãn tính
  • Thuốc trị viêm phế quản mãn tính hiệu quả

Bài viết nổi bật

Ho lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Ho lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Làm gì khi trẻ dưới 4 tháng tuổi bị ho?

Làm gì khi trẻ dưới 4 tháng tuổi bị ho?

Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm

Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm

Thuốc ho siro nào cho trẻ nhỏ

Thuốc ho siro nào cho trẻ nhỏ

Thông tin hữu ích cho bệnh nhân

  • Các mẹ phải làm gì khi trẻ bị ho?
  • Hỏi: Viêm phổi có lây không?
  • Trị đờm cho trẻ sơ sinh không dễ
  • Chữa viêm họng bằng mật ong – hiệu quả tuyệt vời
  • Nguyên nhân và cách điều trị ho khan
  • Trang chủ
  • Bệnh của bé
  • Chăm sóc bé
  • Cẩm nang sức khỏe
  • Tư vấn hỏi đáp

Bản quyền © 2019 · Thuốc ho thảo dược