Ho khiến trẻ mệt mỏi và suy nhược rất nhanh, biến chứng do ho ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm. Nhiều cha mẹ lo lắng khi trẻ nhỏ bị ho, nhất là những bà mẹ chưa có kinh nghiệm nuôi con, nuôi con đầu lòng càng bối rối và không biết xử lý thế nào là an toàn và hiệu quả nhất. Bài viết này hi vọng sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết và cách xử lý khi con bị ho.
Cha mẹ chuẩn bị trước kiến thức chăm sóc con trước khi con chào đời
Những tháng tuổi đầu đời là khoảng thời gian nhạy cảm nhất với cơ thể của trẻ, trẻ bắt đầu thích ứng với một môi trường sống khác. Những yếu tố môi trường, ngoại vi sẽ dễ dàng làm ảnh hưởng trẻ nếu cha mẹ không chăm sóc con cẩn thận. Bởi vậy, để tránh trường hợp con ra đời mà cha mẹ “luống cuống”, cha mẹ nên tìm hiểu trước những cách phòng bệnh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào, cách tắm cho con, cách cho con bú, các mẹo trị ho, mẹo chữa đầy bụng cho trẻ … Học kiến thức nuôi con không bao giờ là sớm, cha mẹ hãy có sự chuẩn bị chu đáo để biết xử lý khi con bị ốm.
Khi con ho cha mẹ nên làm những gì?
Khi thấy sự thay đổi bất thường của trẻ, cha mẹ quan sát tiếng ho của trẻ xem trẻ ho như thế nào? Trẻ ho khan hay ho có đờm? Ho nhiều hay ít, tiếng ho dai dẳng hay ông ổng? Ho có kèm theo sốt, ngạt mũi, sổ mũi, khó thỏ hay không? Nếu trẻ ho bất thường, ho kèm theo khò khè, tím tái, da vàng vọt, khó thở, phát ban … thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị.
Đọc thêm: Tiếng ho của trẻ nói lên điều gì
Nhiều người cho rằng trẻ sơ sinh tuyệt đối không được uống kháng sinh, điều này không đúng. Trẻ sơ sinh có thể sử dụng kháng sinh để chữa ho. Tuy nhiên được sử dụng chứ không lạm dụng, chỉ được dùng ít, liều nhẹ; nếu dùng kháng sinh nặng liều trẻ có thể lờn thuốc và rối loạn tiêu hoá, trẻ càng mệt, yếu và suy nhược.
Chữa ho cho trẻ sơ sinh đòi hỏi sự kiên trì, cẩn thận và chính xác. Cha mẹ không tự ý cho trẻ uống bất kỳ thuốc gì, bởi thuốc có thể cho hiệu quả với bé này nhưng lại dị ứng với bé khác. Bởi vậy, nếu trẻ ho mà được chỉ định của bác sĩ có thể chăm sóc tại nhà và được phép sử dụng các bài thuốc dân gian thay thuốc kháng sinh thì bạn mới sử dụng.
Một số mẹo chữa ho cho con mà các mẹ thường truyền tai nhau là bạn có thể tham khảo như:
Trị ho bằng củ nghệ tươi, chanh tươi và mật ong. Nghệ nướng ,cạo cháy rồi nghiền nát. Chanh cũng nướng rồi vắt lấy nước, còn mật ong hấp cách thuỷ. Chế biến từng loại xong, đem trộn cả 3 với nhau, sáng ra cho bé uống, trưa 1 lần, tối đi ngủ 1 lần. Bài thuốc này cho hiệu quả rất rõ rệt chỉ sau 1 lần sử dụng, khoảng 2 ngày là bé đã khỏi hẳn.
Hoặc cách khác là dùng một quả chanh non, bôi vôi quanh quả chanh rồi đem nướng trong than củi. Nướng đến khi vôi nứt, tự tróc hết ra chỉ còn quả chanh là được. Bóc vỏ chanh lấy tép, dằm tép chắt lấy nước rồi hấp chung với 1 ít đường phèn. Mẹo trị ho này rất hay, không chỉ hiệu quả với trẻ nhỏ mà đối với người lớn cũng phát huy công dụng rất tốt. Vị của nó hơi đắng nên trẻ có thể khó uống, nhưng mỗi lần bạn chỉ cần cho trẻ uống ½ thìa café thôi, chỉ sau 2 lần là ho sẽ dứt. Ngoài thuốc ho tự chế, các mẹ có thể dùng siro – thuốc ho được chiết xuất từ các loại thảo dược như Pectolvan Ivy …
Kết hợp sử dụng thuốc, cha mẹ vệ sinh phòng ở sạch sẽ, thoáng nhưng phải tránh gió mạnh. Không đưa trẻ ra ngoài trời vì cơ thể yếu rất dễ hớp phải gió độc. Nếu trẻ chảy nươc mũi, nghẹt mũi thì hút mũi cho trẻ thật nhẹ nhàng; mẹ ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng để nhiều sữa cho trẻ bú, cho trẻ bú nhiều lần hơn ngày thường; sữa mẹ không chỉ là thức ăn mà còn là một loại thuốc trị ho tuyệt vời của trẻ nhỏ.
Phòng bệnh ho cho trẻ sơ sinh
- Cơ thể trẻ dễ mẫn cảm với môi trường nên điều quan trọng nhất là hạn chế đưa trẻ ra ngoài khi thời thiết thay đổi.
- Hạn chế đến nơi đông người, những nơi nhiều khói bụi.
- Giữ ấm cơ thể trẻ, giữ thân nhiệt trẻ ổn định.
- Mẹ là người gần gũi với bé nhất, thức ăn của bé là sữa mẹ, bởi vậy phòng bệnh cho mẹ cũng chính là phòng bệnh cho con.
Hãy chăm sóc bản thân khoẻ mạnh để có thể chăm sóc tốt nhất cho con.
Theo thuochothaoduoc.com t/h