Cây Thường xuân còn có tên gọi là cây Trường xuân, tên khoa học là Hedera – helix, thuộc họ Ngũ gia bì, nguyên sản ở vùng Nam núi Thái Sơn Trung Quốc, sống lâu, bốn mùa ra hoa. Đây là một loại cây vừa có thể làm cây cảnh trồng chậu rất lý tưởng, vừa là một loại thảo dược chữa trị ho rất tốt.
Đặc điểm
Cây Thường xuân có rễ khí sinh, cành non mềm có lông mềm dạng vẩy. Lá mọc lệch, chất da. Lá cành dinh dưỡng hình tam giác dạng trứng, lá cành quả hình bầu dục, mép nhẵn, cuống lá dài. Hoa tự dạng tán, nở hoa vào tháng 8-9, màu vàng nhạt, thành thục màu đỏ hoặc vàng.
Cây Thường xuân có tính thích ứng mạnh, không yêu cầu gì đặc biệt đối với môi trường, là một loài cây dây leo âm tính điển hình, không cần ánh sáng trực xạ, chịu khô hạn, chịu đất nghèo dinh dưỡng, sống tốt trong đất pha cát ẩm, nhiều mùn, tránh đất kiềm.
Cây Thường xuân có thể phát triển tốt ở bất cứ nơi nào, kể cả nơi có ảnh sáng trực tiếp hoặc trong phòng. Nhưng nắng gắt quá thì không nên để cây Thường xuân dưới nắng. Nếu trồng cây Thường xuân trong nhà thì nên mang cây ra ngoài phới nắng ngày 2 lần.
Cây Thường xuân là cây ưa ẩm nhưng cũng không chịu được ngập úng. Vì thế, cần tưới nước cách thường xuyên, đảm bảo đủ độ ẩm để cây không rụng lá. Nhưng cần phải chú ý tránh tìn tưới quá nhiều làm cây bị úng, dẫn đến thối rễ. Nếu nhiệt độ thấp hoặc mưa nhiều thì nên hạn chế tưới. Cách tốt nhất để chăm sóc cây là dùng bình phun sương tưới trực tiếp lên trên bề mặt lá.
Công dụng
Cây Thường xuân được trồng như một loại cây cảnh, để trong nhà mang lại nhiều ý nghĩa hay. Cây Thường xuân thể hiện cho thành thật, hữu nghị, tuổi trẻ và vĩnh hằng. Hơn nữa, Thường Xuân là loại dây leo có lá đẹp, nên được trồng để làm hàng rào, vòm cổng, hoặc trồng trong chậu treo trong nhà hay đặt trên bàn để trang trí.
Dây thường xuân có thể làm thuốc chữa cảm gió, hoạt huyết, tiêu viêm, chữa bệnh thấp khớp, đau lưng, vết thương. Năm 1998, hội đồng khoa học châu Âu đã công nhận tác dụng của cây thường xuân trong điều trị viêm đường hô hấp cấp tính và mãn tính có kèm triệu chứng ho. Năm 2009, tạp chí Phytomedicine – một tạp trí uy tín hàng đầu về y học đã công bố kết quả nghiên cứu lâm sàng trên 9,657 bệnh nhân, trong đó có 5,151 trẻ em bị viêm phế quản cấp và mãn tính được điều trị với siro chứa cao lá thường xuân, sau 7 ngày sử dụng, 95% bệnh nhân đã hết triệu chứng ho hoặc cải thiện ho rõ rệt. Hiện nay, dịch chiết (cao) lá thường xuân đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong điều trị ho và viêm đường hô hấp tại nhiều nước trên thế giới, nhất là châu Âu.
Pectovan ivy là thuốc có nguồn gốc thảo dược, thuốc được điều chế từ cao lá thường xuân khô có chứa các glycoside (saponin) là thành phần hoạt chất chính có tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản, giảm độ nhớt dịch nhày giúp long đờm và giảm ho.
Theo thuochothaoduoc.com t/h