Ho là một triệu chứng rất hay gặp, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn cũng có thể bị ho. Tuy nhiên, nhiều người ngại dùng kháng sinh do các tác dụng phụ cũng như ảnh hưởng lâu dài của thuốc tới sức khỏe. Vì vậy, các bài thuốc chữa ho từ dân gian hiệu quả được không ít người quan tâm và áp dụng.
Các bài thuốc từ mật ong
Mật ong vốn được coi là một loại thuốc quý, có tác dụng trị ho rất hiệu quả và an toàn. Mật ong có tính kháng khuẩn rất mạnh, giúp làm dịu cổ họng và tiêu diệt vi khuẩn gây ra nhiễm trùng. Trong dân gian lưu truyền không ít các bài thuốc từ mật ong có tác dụng chữa ho, long đờm.
Mật ong với gừng: hòa 1 thìa gừng, 3 thìa nước chanh và 1 thìa mật ong vào nửa cốc nước nóng, khuấy đều, sau đó uống từng ngụm nhỏ, ngày uống 3 lần.
Mật ong hấp quất: Quất rửa sạch, để nguyên vỏ, đem bổ đôi hoặc bổ làm tư, bỏ hạt rồi cho vào bát cùng với mật ong, trộn cho quất thấm đều mật ong, sau đó đem hấp cơm hoặc hấp cách thủy khoảng 15 phút. Khi đó, ta được một lượng dịch sánh như siro. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê, khi uống cho thêm 1, 2 hạt muối, ngậm trong miệng không nuốt ngay để dịch trôi xuống cổ họng từ từ.
Mật ong ngâm chanh đào: bạn ngâm 1kg chanh đào, 1 lít mật ong với 500g đường phèn, sau 2 đến 6 tháng có thể sử dụng được. Bài thuốc này áp dụng hiệu quả cho người lớn và trẻ em trên 5 tuổi, tuy nhiên không nên dùng cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.
Mật ong hấp lá hẹ, xương sông: bạn lấy búp non, lá non của cây xương sông cùng với lá hẹ đem rửa sạch, thái nhỏ, bỏ vào bát. Cho mật ong vào trộn đều, đem hấp cơm hoặc hấp cách thủy chừng 10 – 15 phút, sau đó để nguội rồi uống, ngày 3 lần.
Tỏi trị ho hiệu quả
Tỏi cũng là một loại thuốc có tính sát khuẩn cao. Để chữa ho, bạn lấy 2 – 3 tép tỏi bóc vỏ, đập dập, cho vào bát với nửa bát nước, 1 viên đường phèn, đem hấp cách thủy 15 phút. Uống nước này khi còn ấm, ngày 2 – 3 lần.
Cam nướng
Bạn chọn quả cam ngọt (nên dùng cam rõ nguồn gốc, không dùng thuốc bảo quản) đem nướng trực tiếp trên bếp, để lửa nhỏ, lật liên tục để không bị cháy. Nướng khoảng 10 phút rồi bỏ ra, lột vỏ ngay khi còn nóng, lúc ấy ruột cam cũng vừa đủ nóng. Ăn 2 – 3 múi cam lúc còn nóng có tác dụng long đờm và chữa ho hiệu quả.
Nước mía – củ cải – bách hợp
Bạn nấu 100g bách hợp cho chín nhừ, sau đó cho thêm 100ml nước mía và 100ml nước ép củ cải vào, khuấy đều, đun sôi, uống khi còn hơi ấm trước khi đi ngủ, có tác dụng chữa viêm họng, viêm nóng thanh khí phế quản, ho khan.
Hành tây
Hành tây là một vị thuốc dân gian dùng để chữa ho của người phương Tây. Bạn có thể áp dụng một trong hai bài thuốc sau:
Hành tây rửa sạch, thái lát mỏng, đem ướp với 1 thìa cà phê đường trong khaorng 40 – 60 phút. Sau đó lấy hỗn hợp này đem xay hoặc giã lấy nước, uống nước này 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 1 thìa cà phê.
Lấy vỏ hành tây (vỏ nâu) rửa sạch bỏ vào nồi nhỏ, đập dập 3 – 5 nhánh tỏi cả vỏ cho vao nồi cùng với 1 bát nước, đun sôi hỗn hợp này trong 10 phút, sau đó chắt lấy nước, cho thêm mật ong vào vừa miệng, để nguội rồi vắt chanh vào. Hỗn hợp này dùng để uống nhiều lần trong ngày.
Các bài thuốc dân gian trên rất hiệu nghiệm, tuy nhiên nhiều người bận rộn nên không đủ thời gian thực hiện. Vậy nên bài viết xin giới thiệu thuốc ho Pectolvan Ivy, thuốc có nguồn gốc thảo dược, được chiết xuất từ lá cây thường xuân khô, có tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản, giảm độ nhớt dịch nhầy nên giúp long đờm, giảm ho. Do có nguồn gốc thảo dược nên thuốc tương đối an toàn, ít gặp tác dụng phụ. Thuốc được sản xuất dưới dạng siro, có muỗng chia liều đi kèm giúp bạn dễ uống, thuận lợi cho việc dùng thuốc đúng và đủ liều.
Phòng bệnh ho
Bên cạnh việc dùng thuốc, dù là thuốc tây hay thuốc dân gian, để nhanh chóng chấm dứt tình trạng ho, bạn nên kết hợp với các biện pháp phòng bệnh.
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối ấm: súc họng, rửa mũi, đánh răng sau khi ăn,…
- Giữ ấm cơ thể, nhất là khi trời lạnh, chú ý phần cổ, ngực. Một chiếc khăn quàng cổ vừa giúp bạn giữ ấm, vừa giúp bạn trông hợp thời trang hơn thì tại sao không thử nhỉ?
- Uống nước ấm, tránh những thức ăn, đồ uống lạnh như kem, nước đá,… Chúng sẽ khiến bạn lâu khỏi ho dù bạn đang dùng thuốc gì đi chăng nữa.
- Kiêng rượu bia, hút thuốc lá. Rượu bia, thuốc lá sẽ gây tổn thương niêm mạc họng, đường hô hấp, kích thích họng gây ho.
- Ăn uống đầy đủ, tăng cường vitamin A, C trong chế độ ăn hàng ngày giúp bạn nâng cao sức đề kháng cũng như bảo vệ niêm mạc, hỗ trợ điều trị bệnh.
Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn nhanh chóng xua tan nỗi lo mà ho mang lại. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn bị ho kéo dài hoặc đi kèm các dấu hiệu khác: sốt, đau ngực,…, bạn cần tới gặp bác sỹ để tránh bỏ sót một tình trạng bệnh nặng hơn.
Theo thuochothaoduoc.com t/h